Hiện tại - Hướng đến là cửa ngõ giao lưu của Kyushu, Tây Nhật Bản và châu Á
Từ cuối những năm 1970 trở đi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ công nghiệp và đời sống hàng ngày đã đi vào chính thức. Sau khi khánh thành cầu Kanmon là “cây cầu treo dài nhất ở phía Đông” nối Honshu và Kyushu thu hút quan tâm vào thời điểm đó, vào những năm 1970 và 1980, giao thông trong khu vực được nâng cấp rất nhiều hoan thiện toàn tuyến Sanyo Shinkansen giữa Shin-Osaka và Hakata, khai thông giao lộ Tosu và Koga trên đường cao tốc Kyushu chạy từ bắc xuống nam ở Kyushu, mở tuyến tàu điện ngầm thành phố Fukuoka giữa Muromi và Tenjin, khai trương tuyến đường sắt trên không Kitakyushu...
Ngoài ra, sân bay Shin Kitakyushu (nay là Sân bay Kitakyushu) được khai trương vào năm 2006, tuyến Kyushu Shinkansen giữa Hakata và Kagoshima Chuo đi vào sử dụng từ năm 2011, khai thông toàn tuyến đường cao tốc Higashikyushu giữa thành phố Kitakyushu và thành phố Miyazaki vào năm 2016.
Bảo tàng Quốc gia Kyushu mở cửa vào năm 2005 với tư cách là bảo tàng quốc gia thứ tư ở Nhật Bản. Năm 2015, các cơ sở liên quan như mỏ than, công nghiệp thép và đóng tàu đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đăng ký là Di sản Văn hóa Thế giới với tên gọi "Di sản Cách mạng Công nghiệp Minh Trị của Nhật Bản: Sản xuất sắt thép , đóng tàu và công nghiệp than''. Vào năm 2017, “Đảo của các vị thần” Munakata/Okinoshima và quần thể di sản liên quan đã được đăng ký là Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn, để thúc đẩy giao lưu với châu Á và thế giớ, tỉnh Fukuoka đã vượt qua nhiều khó khăn khác nhau phát triển cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng, thu hút các ngành công nghiệp mới và phát triển công nghệ vượt trội... Tỉnh đã phát triển về mọi mặt, bao gồm cả công nghiệp và văn hóa. Tới đây tỉnh sẽ có vai trò dẫn đầu ở Kyushu hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Nhật Bản.